Kinh Nghiệm Mời Cưới Cho Cô Dâu Chú Rể – Cẩm nang cưới GP Wedding

Kinh Nghiệm Mời Cưới Tinh Tế Cho Cô Dâu Chú Rể

Lúc còn đi học, chúng ta đau đầu bởi những bài toán số toán hình khó nhằn. Khi lớn lên, bài toán chi phí tiền hôn nhân khi chuẩn bị lễ cưới không hề dễ khi có quá nhiều thứ để lo, gửi lời mời cưới sao cho khéo léo, vừa ý khách tham dự và những điều cần lưu ý khi mời cưới cũng chẳng dễ dàng gì. Để trả lời bài toán này, bạn tham khảo ngay kinh nghiệm mời cưới qua bài viết sau của Phóng Sự Cưới Đà Nẵng – GP Wedding.

Kinh Nghiệm Mời Cưới Tinh Tế Cho Cô Dâu Chú Rể - GP Wedding

1. Lập danh sách khách mời và phân nhóm khách mời cưới rõ ràng

Khách mời cưới của bố mẹ hai bên

Đây có thể gọi là “lực lượng chính” của buổi tiệc. Những mối quan hệ này thường lâu năm và bền chặt. Vì vậy, hãy ước tính rằng 90% trong số họ sẽ tham dự. Tuy nhiên, lượng khách mời của bố mẹ cũng gây một chút khó khăn trong quá trình tổ chức đám cưới. Số lượng các khách mời này có thể tăng hoặc giảm đột ngột, khó lường trước.

Khách mời cưới của bố mẹ hai bên - GP Wedding

Bạn cần bàn và thảo luận với bố mẹ, đưa ra giới hạn số lượng khách mời tối đa. Và bố mẹ cần chuẩn bị một danh sách khách mời dựa trên giới hạn này.

Khách mời cưới của cô dâu chú rể (bạn bè, đồng nghiệp)

Khách mời là bạn bè đã có gia đình, hay gặp mặt , khoảng 85% sẽ tới dự. Trong khi đó, khách mời cưới là bạn bè không gặp trong khoảng một năm trở lại, chỉ có tầm 40% sẽ tham dự.

Khách mời cưới của cô dâu chú rể - GP Wedding

Khách mời cưới đi kèm

Ngoài những vị khách chính, bạn có thể đón tiếp cả những khách mời cưới đi kèm với họ bao gồm vợ/chồng, người yêu và con cái của các vị khách. Bạn nên ghi rõ trên thiệp một câu ghi chú như “vui lòng thông báo trước nếu bạn có người đi cùng” để dễ dàng nắm được số lượng, hoặc tìm hiểu xác định những vị khách nào thường đi kèm thêm một hay nhiều hơn hai người khác để từ đó đặt đủ bàn cho họ.

2. Thiệp mời cưới và hình thức truyền tải

Thiết kế thiệp mời nên phản ánh phong cách và chủ đề của đám cưới. Điều này giúp khách mời cảm thấy hào hứng và hiểu rõ phong cách đám cưới. Cô dâu chú rể nên sử dụng thiệp mời điện tử (E-invitation) cho bạn bè hoặc khách ở xa để tiết kiệm thời gian và chi phí.

thiệp mời điện tử (E-invitation) - GP Wedding

Nếu mời bạn bè thân thiết hoặc người thân, bạn nên gọi điện hoặc gặp mặt trực tiếp. Điều này thể hiện sự tôn trọng và gần gũi. Với khách mời ít thân thiết hơn, thiệp mời có thể được gửi qua bưu điện hoặc thiệp mời điện tử chính là lựa chọn tối ưu nhất cho bạn.

Đọc thêm nội dung liên quan: Vì Sao Cô Dâu Chú Rể Không Nên Cùng Nhau Đi Gửi Thiệp Cưới?

3. Thời gian gửi thiệp mời cho khách mời cưới ở xa và ở gần như thế nào?

Khách mời cưới ở gần

GP Wedding gợi ý các cặp đôi nên gửi thiệp mời từ 3 – 4 tuần trước đám cưới, giúp khách mời có thời gian sắp xếp lịch trình để kịp tham dự buổi lễ chung vui.

  • 3 tuần trước ngày cưới: Gửi thiệp cưới bảo đảm đầy đủ thông tin về ngày, địa điểm cưới để họ tiện ghi chú lại và sắp xếp.
  • 2 tuần trước ngày cưới: Gửi thiệp mời đến tận tay họ, kèm theo lời dặn dò về thời gian, địa điểm và trang phục yêu cầu, nếu là cô bác lớn tuổi, họ hàng của bố mẹ anh chị, cô dâu chú rể có thể nhờ bố mẹ anh chị mời giúp.
Gửi thiệp mời cho khách mời cưới - GP Wedding
  • 1 tuần trước ngày cưới: Gọi điện đến bạn bè để xác nhận lại lần nữa thông tin về sự hiện diện của họ trong ngày cưới và cũng đồng thời nhắc nhở về thời gian. Nếu là người lớn tuổi, nhờ bố mẹ, anh chị hỗ trợ bằng cách gọi điện nhắc lại lời mời đám cưới.

Các cặp đôi sắp cưới nên lên kế hoạch chặt chẽ để có sức phân phối cho những việc chuẩn bị khác trong ngày cưới. Nếu đưa thiệp tận tay, bạn phân loại xem khách nào ở gần nhau để thuận tiện di chuyển.

Khách mời cưới ở xa

Với khách ở xa hoặc ở nước ngoài, bạn nên gửi thiệp hoặc báo trước thậm chí từ 1 – 2 tháng để họ có thể lên kế hoạch.

Nếu bạn bè trẻ, đồng nghiệp thì bạn gọi điện và gửi thêm thông tin thiệp mời điện tử qua internet. Nếu là người lớn tuổi hay họ hàng lớn tuổi, bạn nên gọi điện trình bày tình hình, và nếu được thì xin phép được gửi thiệp tại lễ cưới hoặc gửi bưu điện.

4. Quản lý việc xác nhận tham dự của khách mời

Đính kèm thông tin liên hệ để khách có thể xác nhận việc tham dự, giúp bạn chuẩn bị đủ bàn phù hợp, hoặc trước 1 tuần, bạn hãy gọi điện lại khách mời để xác nhận lại số lượng khách mời cưới tham gia.

Quản lý việc xác nhận tham dự của khách mời - GP Wedding

Việc gửi lời mời đám cưới tưởng như đơn giản nhưng cũng rất dễ phát sinh sai sót. Tùy theo từng trường hợp mà cô dâu chú rể cần chú ý chọn cách mời đám cưới như thế nào cho hợp lí để tránh làm mất lòng khách mời vì những lí do không đáng.

Kết luận

Điều khách mời cần không phải tấm thiệp cưới sang trọng mà là cách mời phải thể hiện được sự chân thành, tinh tế và trân trọng của dâu rể dành cho họ. Qua những gợi ý trên, GP Wedding – Phóng Sự Cưới Đà Nẵng hi vọng cô dâu chú rể trang bị cho mình bộ kinh nghiệm mời cưới phù hợp và tinh tế giúp khâu chuẩn bị lễ cưới trở nên hoàn hảo hơn.

Nếu bạn cần đọc thêm các thông tin và kinh nghiệm cưới, tham khảo ngay các cẩm nang cưới tại GP Wedding – Phóng Sự Cưới Đà Nẵng.

“Tiết kiệm chi phí lễ cưới, sở hữu ảnh cưới đẹp lung linh” Nếu cô dâu chú rể tìm kiếm đơn vị chụp ảnh phóng sự cưới Đà Nẵng đẹpuy tín thì liên hệ **GP Wedding – Phóng Sự Cưới Đà Nẵng** để được tư vấn thêm về các gói giá quay chụp cưới.

Một số bài viết liên quan:

  1. Vì Sao Cô Dâu Chú Rể Không Nên Cùng Nhau Đi Gửi Thiệp Cưới?
  2. Cô dâu – chú rể cần chuẩn bị những gì trước ngày cưới – Phóng Sự Cưới Đà Nẵng | GP Wedding
  3. Lịch Trình Cơ Bản Cho Ngày Cưới Cô Dâu Chú Rể Cần Biết – Phóng Sự Cưới Đà Nẵng GP Wedding
  4. Có Nên Thay Váy Ngắn Đi Bàn Tiệc Trong Tiệc Cưới? – Phóng Sự Cưới Đà Nẵng GP Wedding
  5. Top 15 nhà hàng tiệc cưới đẹp Đà Nẵng giá phải chăng
  6. 6 Moodboard Tạo Nên Một Tiệc Cưới Chuẩn “GU”