Phong tục cưới hỏi miền Nam ngày nay – Phóng Sự Cưới Đà Nẵng

Phong tục cưới hỏi miền Nam ngày nay – Phóng Sự Cưới Đà Nẵng

Đặc điểm của thủ tục cưới hỏi tại Miền Nam

Một lễ cưới hỏi miền Nam sẽ bao gồm 3 nghi thức đó là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Tuy nhiên, người miền Nam nổi tiếng là mộc mạc, giản dị và có hơi hơi phóng khoáng. Do đó ngày nay, một số gia đình đã bỏ qua luôn lễ dạm ngõ mà tiến hành lễ cưới và đón dâu chung 1 ngày, nếu nhà trai và nhà gái có khoảng cách xa về địa lý.

Tuy vậy, nghi thức lên đèn là một nghi thức không thể bỏ qua trong phong tục cưới hỏi miền Nam. Lúc này, nhà trai sẽ mang 2 ngọn đèn lớn đến nhà gái khi rước dâu.

Khi tiến hành lễ gia tiên tại nhà gái, cô dâu, chú rể sẽ tự tay thắp nến lên trên bàn thờ. Đây cũng được xem là lời tuyên bố chính thức, gắn kết đôi uyên ương lại với nhau trọn đời.

Phong tục cưới hỏi của người Miền Nam diễn ra như thế nào?

Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ hay còn được gọi là lễ bỏ rượu. Đây chính là nghi thức đầu tiên phải có trước khi lễ cưới được diễn ra. Buổi lễ này sẽ mang ý nghĩa như một cuộc gặp mặt giữa hai bên gia đình.

Trước là để tìm hiểu và kết giao mối quan hệ. Hai là trao vật đính ước cho cô dâu. Đồng thời đây cũng là thời điểm hai bên gia đình bàn tính chuyện sính lễ, ngày cưới hỏi và những lễ vật cần chuẩn bị.

Những người tham gia lễ dạm ngõ sẽ bao gồm: ba mẹ chú rể, chú, bác và người có uy tín (có tiếng nói) trong gia tộc. Gia đình nhà trai sẽ đưa cho nhà gái ngày tháng năm sinh của chú rể để xem ngày lành tháng tốt tiến hành những nghi lễ còn lại cho cô dâu, chú rể.

Tuy vậy, đối với những gia đình ở xa, lễ dạm ngõ có thể được bỏ qua hoặc gộp chung với lễ ăn hỏi hay lễ cưới. Khi đó, lễ cúng tổ tiên cùng với lễ vật dâng lên bàn thờ cũng được gộp chung làm một.

Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn. Trong thủ tục cưới hỏi miền Nam, lễ ăn hỏi thường sẽ được tổ chức tại nhà cô dâu. Hôm đó, trước cổng nhà cô dâu sẽ treo bảng “Lễ đính hôn” hay “Lễ đăng khoa”, nhà trai sẽ đến nhà gái để thực hiện các nghi lễ theo đúng nghi thức của buổi lễ. Một trong những nghi thức quan trọng nhất không thể bỏ qua là nghi thức lên đèn.

Vì theo thủ tục cưới hỏi miền Nam quan niệm rằng, ngọn đèn được thắp lên sẽ mang ý nghĩa soi sáng cho cuộc hôn nhân của cặp vợ chồng mới cưới. Mâm quả đám hỏi của miền Nam thường sẽ đi theo số chẵn 4, 6, 10, 12 tuỳ vào từng gia đình.

Ở bất kì vùng miền nào không chỉ riêng ở miền Nam, trong ngày trọng đại cô dâu khi làm lễ sẽ khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống, mang nét đẹp của người Việt Nam. Chú rể sẽ mặc một chiếc áo dài đôi hoặc vest tuỳ vào sở thích.

Sau khi Lễ hỏi được diễn ra theo đúng các phong tục cưới hỏi thì cặp đôi sẽ được hai bên gia đình chấp thuận và chờ đến ngày cưới để trở thành vợ chồng chính thức.

Lễ cưới

Lễ cưới là buổi lễ quan trọng nhất trong các nghi lễ của đám cưới, bởi vì sau buổi lễ này cặp đôi sẽ chính thức là vợ chồng và về chung một nhà. Trên cổng nhà cô dâu sẽ có cổng hoa và treo bảng “ Lễ vu quy” nhà chú rể sẽ treo bảng “Lễ tân hôn”.

Sau khi hoàn thành hết các thủ tục cưới nhà gái, nhà trai sẽ nói lời cảm ơn và xin phép đón cô dâu về nhà chồng. Cuối cùng trưởng tộc sẽ là người tuyên bố kết thúc lễ cưới.

Ngày nay, đa số các nghi lễ đám hỏi ở miền Nam đã được lượt đi rất nhiều. Các đôi vợ chồng trẻ thường lựa chọn nhà hàng để tổ chức tiệc cưới cho mình. Đồng thời, tùy theo điều kiện cũng như sở thích của cô dâu, chú rể mà nghi lễ đám cưới cũng sẽ có một chút khác biệt với nhau chứ không được đồng nhất 100% như xưa.

 

Cần chuẩn bị những lễ vật gì trong đám cưới miền Nam

Theo thủ tục cưới hỏi của người miền Nam. Số lượng mâm quả đám cưới của miền Nam sẽ là số chẵn: 4, 6, 8, 10 nhưng con số 6 lại là con số được yêu cầu nhiều nhất vì nó mang ý nghĩa cho tài lộc, may mắn và hạnh phúc.

Lễ vật cưới hỏi nhà trai cần phải chuẩn bị

  • Trầu cau: là lễ vật cưới hỏi quan trọng. Nó được xem là biểu tượng của sự bền chặt, sắt son giữa những cặp vợ chồng, ý nghĩa mong muốn cặp đôi yêu nhau chung thuỷ, trọn đời sẽ mãi ở bên nhau.
  • Trà, rượu và nến (loại nến có khắc long phụng): đây là mâm quả được dâng lên bàn thờ tổ tiên. Rượu và trà có vị đắng chát với ý nghĩa dù có xảy ra chuyện gì thì vợ chồng cùng nhau đồng lòng vượt qua khó khăn và sống bên nhau trọn đời.
  • Trái cây: mang ý nghĩa trong cuộc sống hôn nhân lúc nào cũng được no đủ, ngọt ngào, đơm hoa kết trái “con đàn cháu đống”.
  • Bánh ngọt (bánh kem hoặc bánh su sê): với hy vọng tình cảm phu thê luôn ngọt ngào, đồng thuận, ấm no.
  • Xôi gấc hình trái tim: mang ý nghĩa cặp đôi sẽ luôn có cuộc sống ấm no đi kèm theo gà luộc cuộc sống gặp nhiều may mắn.
  • Heo quay: sẽ đem đến sự dư giả cho cặp đôi hạnh phúc, không chỉ ậy còn tượng trưng cho mong sớm có em bé và mau phát tài.

Tiền nạp tài và vàng cưới – lễ vật cưới hỏi không thể thiếu 

  • Tiền nạp tài: là món lễ vật cưới hỏi tượng trưng cho việc thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Bên cạnh đó, đây còn được coi là món quà mà nhà trai muốn thể hiện lòng biết ơn đối với nhà gái vì đã chăm sóc và nuôi dưỡng con gái. Phong bì để tiền nạp tài có thể là 5, 10, 15, 20 triệu, tuỳ gia đình có khi đến vài chục, vài trăm triệu.
  • Vàng cưới: được xem là của hồi môn mà nhà trai chuẩn bị cho nàng dâu sẽ bao gồm: 1 chiếc kiềng hoặc dây chuyền, 1 lắc tay, 1 đôi hoa tai. Với cặp nhẫn cưới, nhưng nhẫn cưới có thể là do chú rể mua hoặc tiền của cả hai.

Một đám cưới đẹp với những thước hình lung linh tại GP Wedding

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực quay chụp cưới, GP Wedding hiểu rõ nhu cầu khách hàng cũng như am hiểu mọi văn hóa, phong tục cưới của các vùng miền tại Đất Việt và cả nước ngoài. Việc nắm rõ quy trình, chuẩn bị cẩn thận cho buổi lễ là bước quan trọng xây dựng một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc trọn vẹn, vì vậy cặp đôi có thể thoải mái, an tâm tận hưởng ngày trọng đại của mình.

GP Wedding đảm bảo mang đến cho quý khách hàng những thước ảnh ngọt ngào, lung linh đầy ấn tượng và những trải nghiệm đáng giá khi lựa chọn chúng tôi.

GP Wedding – Nơi những khoảng khắc ngọt ngào và câu chuyện tình tuyệt đẹp của bạn được bắt trọn!

Lời kết

Văn hóa và phong tục cưới hỏi tại mỗi vùng miền đều mang những nét riêng biệt khác nhau. Vì vậy nên các cô dâu chú rể cũng cần tìm hiểu rõ các thủ tục cưới hỏi tại vùng miền của mình để có thể chuẩn bị được các lễ vật cho phù hợp cũng như giúp đám cưới suôn sẻ, trọn vẹn hơn. Mong các cô dâu chú rể thông qua bài viết trên sẽ nắm được những thông tin cần thiết về đám cưới miền Nam và chúc các bạn vẹn tròn hạnh phúc nhé!