Gợi ý những chi phí tổ chức đám cưới đầy đủ nhất – Phóng Sự Cưới Đà Nẵng | GP Wedding
Ngày cưới là dịp trọng đại và đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của mỗi cặp đôi nên cần được tổ chức một cách chu đáo và trọn vẹn. Mỗi đám cưới sẽ có rất nhiều công việc cần chuẩn bị và tính toán, trong đó vấn dề chi phí luôn là nỗi trăn trở của nhiều cặp đôi khi không phải ai cũng nắm hết được các khoản chi phí cần thiết và làm sao dể tiết kiệm những khoản cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng Phóng sự cưới Đà Nẵng – GP Wedding lên danh sách những chi phí chính để giúp các cặp đôi có sự chuẩn bị tốt nhất.
Chi phí cho một đám cưới thường sẽ giao động từ 150 đến 600 triệu đồng hoặc nhiều hơn thế để tổ chức ba buổi lễ quan trọng bao gồm: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, và lễ cưới. Mức chi phí cho mỗi lễ có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như các yêu cầu về mặt trang trí, mặt bằng giá cả tại địa phương và quy mô địa điểm tổ chức. GP Wedding sẽ tổng hợp các hạng mục và ước tính mức chi phí tương ứng để giúp các cô dâu có thể nắm bắt và có sự tính toán phù hợp.
Chi phí lễ dạm ngõ
Thông thường, lễ dạm ngõ có mức chi phí tương đối thấp khoảng 3 – 5 triệu đồng. Khoản chi này bao gồm tiền lễ vật của nhà trai và chi phí cho bữa cơm thân mật của nhà gái.
Chi phí cho lễ vật dạm ngõ phụ thuộc vào việc gia đình tự chuẩn bị hay thuê dịch vụ. Gia đình chú rể có thể tự chuẩn bị một mâm lễ vật đầy đủ như trầu cau, hoa quả, trà và bánh; hoặc thuê dịch vụ với mức phí khoảng 1 triệu đồng để nhận được mâm lễ chất lượng và được trang trí đẹp mắt hơn. Chi phí tiệc dạm ngõ của bên nhà gái sẽ rẻ hơn nếu gia đình tự chuẩn bị (khoảng 1 – 1.5 triệu đồng/mâm) hoặc cao hơn nếu nếu thuê dịch vụ bên ngoài.
Chi phí tráp ăn hỏi
Là một trong những mục quan trọng trong danh sách chi phí tổ chức lễ cưới, chi phí cho tráp ăn hỏi thường dao động từ 5 – 10 triệu đồng, bao gồm tiền tráp lễ, lễ đen, và tiền lì xì cho đội bê tráp. Trong đó, tiền tráp ăn hỏi sẽ chiếm một khoản lớn từ 3 – 7 triệu đồng, tùy vào chất lượng tráp, phong tục từng vùng miền và điều kiện của gia đình. Một lưu ý mà các cặp đôi cần biết là đám cưới miền Bắc thường chọn số tráp lẻ (5, 7, 9, 11 tráp), còn miền Nam chọn số lượng tráp chẵn (6, 8, hoặc 10 tráp).
Khoan chi thứ hai gọi là tiền lễ đen, còn gọi là tiền lễ dẫn cưới, sẽ dao động từ 1 – 10 triệu đồng tùy vào thỏa thuận giữa hai gia đình. Cuối cùng là tiền lì xi cho đội bê tráp, dao động từ 100.000 – 500.000 đồng với mỗi người tham dự tùy vào tài chính của cặp đôi, hoặc cao hơn nếu thuê ngoài.
Chi phí trang trí bàn thờ gia tiên
Khoản chi phí này có thể được giảm thiểu nếu gia đình có thể tự dọn dẹp và chuẩn bị. Tuy nhiên để không gian được trang hoàng đẹp hơn, các cặp đôi có thẻ bỏ ra khoảng 1.5 – 2 triều động để thuê các bên dọn dẹp khu vực thờ cứng và trang trí với vài nhung, chữ Hỷ, hoa tươi và mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên.
Chi phí trang phục đám hỏi
Bộ trang phuc đám hỏi sẽ bao gồm trang phục cho cô dâu chú rể và trang phục cho đội bên trap. Chi phí cho toàn bộ các bộ trang phục này sẽ giao động trong khoảng khoảng 3 – 8 triệu đồng. Cụ thể:
- Trang phục cô dâu chú rể: Hiện nay, các cặp đôi có thể mua, may, hoặc thuê áo dài uyên ương. Áo dài mua hoặc thiết kế riêng thường có giá từ 5 – 10 triệu đồng/cặp, với thiết kế tinh tế và sang trọng theo ý muốn của cạp đôi. Tuy nhiên, cả hai bạn có thể lựa chọn thuê với giá giao động từ 2 – 5 triệu đồng/cặp. Thêm vào đó, một số phụ kiện như mấn, vòng cổ, và giày vải truyền thống cũng sẽ cần thêm một khoảng chi phí từ 300.000 – 500.000 đồng.
- Trang phục đội bê tráp: Nếu cô dâu chú rể chọn áo dài truyền thống, đội bê tráp cũng nên mang cùng áo dài với giá thuê từ 2 – 3 triệu đồng, tùy vào phong cách và chất liệu. Nếu chú rể chọn vest hiện đại, có thể tiết kiệm chi phí trang phục cho đội bê tráp nam sẽ giảm đi vì họ có thể mặc sơ mi trắng và quần âu.
Chi phí tổ chức tiệc cưới tại nhà hoặc trung tâm tiệc cưới
Tùy vào tài chính mà mỗi cặp đôi có thể lựa chọn tổ chực tiệc cưới tại rạp cưới hoặc đặc tổ chức tại các trung tâm tiệc cưới. Thông thường, tổng chi phí thuê địa điểm và tổ chức tiệc thương sẽ dao động trong khoản từ 75 – 200 triệu đồng. Chi phí này sẽ dao động tùy vào địa điểm tổ chức đám cưới và số lượng khách đặt bàn để nhà hàng hoặc rạp cưới có thể tổ chức.
- Chi phí tổ chức tại rạp: tổng chi phí thường sẽ giao động từ 75 – 150 triệu, bao gồm việc thuê rạp cưới, trang trí cổng hoa, sân khấu, bàn ghế, chi phí cho MC, cỗ bàn tiệc và một số chi phí khác có thể được trao đổi thêm với bên cho thuê rạp cưới và cung cấp dịch vụ ăn uống.
- Chi phí cho đám cưới tại trung tâm tiệc cưới: Chi phí tổ chức tiệc cưới sẽ không có giới hạn tùy vào quy mô của nhà hàng và số lượng khách mời. Ở một số địa điểm như resort hay tổ chức tiệc ngoài trời, chi phí tổ chức sẽ cao hơn với sự bổ sung của chi phí cho dịch vụ trang trí cho địa điểm, chi phí ăn uống và nhiều chi phí khác. Dự kiến chi phí tổ chức tại các trung tâm tiệc cưới thường có mức giắ khởi điểm từ 120 triệu và có thể lên đến hơn 200 triệu nếu tổ chức tại các địa điểm ngoại trời theo kiểu phương tây.
Chi phí quay chụp phóng sự cưới
Chi phí tổ chức đám cưới thường bao gồm chi phí chụp ảnh cưới và quay phóng sự. Với khoảng 12 – 15 triệu đồng, các cặp đôi sẽ có trọn vẹn bộ sản phẩm gồm ảnh cưới và phim cưới cho ngày trọng đại của mình.
Về việc chụp ảnh cưới, các cặp đôi có thể lựa chọn chụp tại studio hoặc chụp ảnh ngoại cảnh. Nếu chụp ảnh cưới tại studio, chi phí sẽ dao động từ 6 – 10 triệu đồng, bao gồm trang phục, phương tiện di chuyển, chi phí thuê studio, makeup và các phụ kiện cần thiết. Bạn sẽ nhận được 1 album ảnh cưới, 1 ảnh lớn trang trí đám cưới, 5 – 10 ảnh nhỏ trang trí phòng cưới, và toàn bộ file ảnh. Trong khi đó, chụp ảnh ngoại cảnh sẽ đòi hỏi chi phí cao hơn, từ 6 – 10 triệu đồng chưa bao gồm chi phí di chuyển và ăn ở (nếu có).
Chi phí quay phóng sự ngày cưới sẽ dao động khoảng 5 – 10 triệu đồng và cặp đôi sẽ nhận được đoạn phim tổng thể được biên tập và chỉnh sửa cho phù hợp. Tuy nhiên, chi phí này sẽ cao hơn nếu cặp đôi muốn xây dựng thêm kịch bản, bổ sung acsc cảnh quay sử dụng flycam hay các yêu cầu khác. Để tiết kiệm chi phí, các cặp đôi nên chọn gói dịch vụ kết hợp chụp ảnh cưới và quay phóng sự, vừa không chỉ có mức giá tốt hơn, mà sẽ nhận được bộ sản phẩm có sự thống nhất về mặt concept.
Chi phí trang phục cưới
Bộ trang phục cưới sẽ bao gồm bao gồm váy cưới cô dâu, bộ suit của chú rể, và trang phục cho bố mẹ của cặp đôi. Khoản chi phí này thường sẽ này thay đổi tùy thuộc vào chất liệu, kiểu dáng, cũng như việc mua, may mới hay thuê trang phục.
Đối với váy cưới của cô dâu, chi phí dể may mới hoặc mua mới có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng và thời gian để chuẩn bị sẽ lâu hơn rất nhiều. Trong khi đó, việc thuê máy cưới chỉ dao động trong khoảng 3 – 6 triệu động và sẽ giúp cô dâu tiết kiệm được một khoản chi phí nếu không có như cầu sử dụng lại sau này. Bộ suit của chú rể cũng tương tư như vậy với mức chi dao động từ 2 – 5 triệu đồng, tùy vào việc thuê, mua sẵn hay may may mới.
Đối với trang phục của ba mẹ, áo dài và vest thường sẽ giao động từ 500 nghìn – 2 triệu đồng, tùy vào nhu cầu may mới hoặc thuê trang phục. Tuy nhiên, GP Wedding gợi ý các cặp đôi nên chuẩn bị cho ba mẹ một bộ áo dài và vest được may mới để giúp ba mẹ cảm thấy trang phục vừa vặn và dễ chịu để có thể tham gia lễ cưới kéo dài cả ngày.
Chi phí in thiệp cưới
Chi phí in thiệp cưới thường sẽ dao động từ 500.000 – 1.5 triệu đồng, bao gồm thiết kế, in ấn, vật liệu làm thiệp và trang trí (nơ, ruy băng, phong bì) theo yêu cầu. Tuy nhiên, việc chọn các mẫu thiệp có sẵn tại các tiệm in sẽ giúp các cặp đôi tiết kiệm một phần chi phí khá đáng kể. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm thiệp Save the Date để gửi cho người thân, bạn bè nếu cần.
Chi phí mua nhẫn cưới
Mỗi cặp nhẫn cưới, tùy thuộc vào chất liệu, kiểu dáng và trang trí sẽ có mức giá giao động từ 7 – 20 triệu đồng. Tuy nhiên mức giá này không cố định vì sẽ phụ thuộc vào biến động thời giá thị trường tại thời điểm mua.
Hai vấn đề mà các cặp đôi cần chú ý là chất liệu và kiểu dáng của cặp nhẫn. Nhẫn dược làm từ vàng sẽ có mức giá trên 8 triệu đồng, trong khi chất liệu bạch kim sẽ có mức giá cao hơn gấp đôi đến gấp ba. Ngoài ra, các cặp nhẫn cưới có thiết kế đơn giản thường có mức giá phải chăng hơn khoảng từ 5 – 10 triệu/cặp. Nhưng nếu được khắc hoa văn cầu kì hoặc đính kim cương sang trọng thì mức giá có thể lên đến 20 triệu. Do đó, việc lựa chọn một cặp nhẫn vàng trơn có thể là phương án tiết kiệm nhất.
Chi phí trang sức cưới
Chi chi chuẩn bị trang sức cưới cho cô dâu thường sẽ dao động từ 10 – 30 triệu đồng, bao gồm dây chuyền, kiềng cưới, lắc tay và hoa tai. Cô dâu và các thành viên trong gia đình có thể chọn mua trang sức cưới theo bộ hoặc từng món tùy theo nhu cầu. Ngày nay, việc mua lẻ một số món sẽ là một lựa chọn được ưu tiên để phù hợp với mức ngân sách của nhiều cặp đôi.
Có thể diểm qua một số mức giá của các bộ trang sức dưới dây như:
- Bộ trang sức bạc khoảng 10 triệu đồng.
- Bộ trang sức vàng từ 15 – 30 triệu đồng.
- Bộ trang sức ngọc trai từ 40 triệu đồng trở lên.
Chi phí trang điểm cô dâu
Chi phí trang điểm cô dâu thường sẽ dao động từ 1.5 – 5 triệu đồng, bao gồm việc trang điểm, làm tóc và các dịch vụ kèm theo trong lễ ăn hỏi và lễ cưới. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào dịch vụ lựa chọn, có thể là make up tại gia với freelancer hoặc tại các tiệm váy cưới, studio với các chuyên gia trang điểm chuyên nghiệp. Ngoài ra, bạn cần dự tính thêm chi phí trang điểm cho các mẹ và đội phù dâu, thường từ 500.000 đến 2 triệu đồng, tùy theo số lượng người.
Chi phí xe hoa đón dâu
Chi phí thuê xe hoa đón dâu thường nằm trong khoảng 3 – 10 triệu đồng, bao gồm xe hoa cho cô dâu chú rể và xe chở người thân cho cả lễ ăn hỏi và lễ cưới. Chi phí này sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào mẫu xe và thời gian thuê xe. Nhiều cặp đôi lựa chọn dịch vụ thuê xe truyền thống sẽ tiết kiệm được một khoảng chi phí nhất định. Trong khi đó, nếu muốn có đoàn xe đẹp và phong cách hơn với xe rước dâu mui trần hoặc các dòng xe cao cấp, chi phí có thể lên đến hơn 20 triệu đồng.
Chi phí tuần trăng mật
Khi nói đến chi phí đám cưới, tuần trăng mật là một phần không thể thiếu với mức giá dao động từ khoảng 10 – 50 triệu đồng, tùy thuộc vào điểm đến mà cặp đôi lựa chọn là trong nước hay nước ngoài.
Chi phí phát sinh
Ngoài các khoản chi phí đã được đề cập ở trên, một số chi phí phát sinh cũng có thể xảy ra trong quá trình tổ chức và là điều mà mỗi cặp đôi cần lưu ý. Để tránh các rủi ro không mong muốn, bạn nên dự trù tối thiêu khoảng 10 – 20 triệu đồng, hoặc 10% tổng chi phí vào bảng chi phí đám cưới của mình.
Lưu ý để tối ưu chi phí tổ chức lễ cưới
Mặc dù có nhiều khoản chi cần thiết để ngày cưới trở nên hoàn hảo và trọn vẹn, nhưng chi phí này có thể được tối ưu để giúp cô dâu có thể tiết kiệm được một khoảng ngân sách cần thiết. GP Wedding xin chia sẻ cho các bạn những gợi ý sau đây:
1. Tránh tổ chức vào mùa cao điểm
Mùa cưới đẹp thường rơi vào khoảng cuối năm, từ tháng 8 đến tháng 12. Nếu bạn tổ chức trong thời gian này, phần lớn các chi phí như thuê trang trí bàn lễ, gia tiên; đặt nhà hàng hay sảnh tiệc hay chi phí thuê váy cưới và make up sẽ tăng cao hơn ngày thường dó có nhiều cặp đôi sẽ cùng chọn chung vào một ngày đẹp trong khoản thời gian này.
Do đó, để tiết kiệm chi phí, cô dâu có thể cân nhắc tổ chức vào những tháng có ít nhu cầu cưới hỏi hơn so với những ngày cao điểm khác. Vì mỗi tháng dều sẽ có ít nhất từ 1 đến 2 ngày đại hỷ, nên cô dâu hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn các tháng còn lại để tối ưu ngân sách và thời gian chuẩn bị.
2. Khảo sát giá cả thị trường ít nhất 3 tháng trước ngày cưới
Sau khi lập kế hoạch ngân sách đám cưới, cặp đôi nên dành ít nhất là 3 tháng trước ngày cưới để khảo sát và so sánh giá cả từ tối thiểu 3 đối tác dịch vụ cưới cho mỗi hạng mục. Hãy ưu tiên khảo sát những hạng mục quan trọng và có giá trị lớn trước để nắm rõ giá cả thị trường. Đồng thời, cặp đôi nên trao đổi thêm với các bên cung cấp dịch vụ cưới về nhu cầu và ngân sách của mình để nhận được các đề xuất có mức giá phù hợp hơn
3. Chọn dịch vụ trọn gói để tối ưu chi phí:
Với nhu cầu ngày càng tăng và sự phát triển của ngành dịch vụ cưới, rất nhiều đơn vị dịch vụ cưới và tổ chức sự kiện cưới giới thiệu đến các cặp đổi các dịch vụ cưới trọn gói với đầy đủ tất cả các chi phí đã được đề cập ở trên. Những gói dịch vụ này thường đi kèm với nhiều ưu đãi rất tốt, giúp cô dâu chú rể tiết kiệm cả chi phí lẫn thời gian trong việc tìm kiểm và khảo sát các đơn vị phù hợp.
Trên đây là toàn bộ các chi phí chính để tổ chức một lễ cưới với đầy đủ các khoản chi tiêu cần thiết. Tùy thuộc vào mỗi địa phương, phong tục và quy trình lễ cưới mà mức giá trong bài sẽ có sự chênh lệch nhất định. Phóng Sự Cưới Đà Nẵng – GP Wedding hy vọng bài viết này sẽ giúp đỡ các cặp đôi có thể lên phương án chuẩn bị chi phí phù hợp để có một lễ cưới trọn vẹn và đáng nhớ nhất.